No title... No title... No title... No title... No title...
Lượt xem: 156
Ý NGHIÃ CỦA CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM SÀN LỌC CỘNG ĐỒNG
Thời gian qua, cụm từ “Bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng”, “Gom F0 ra khỏi cộng đồng” hay “Bắt F0”… được nhắc lại nhiều lần, có nhiều cách hiểu khác nhau về quan điểm phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn huyện Trần Đề. Cũng từ đó, ở một số nơi người dân còn chưa thật sự hợp tác với lực lượng chức năng trong việc test sàn lọc, một số người ngán ngại, trốn tránh, không đi xét nghiệm khi ngành chức năng, địa phương phát đi thông báo yêu cầu đi lấy mẫu xét nghiệm, để tầm soát người nhiễm Covid-19 (F0) trong cộng đồng. Thậm chí, một số người sau khi xác định dương tính với virus Sars-Cov2 còn né tránh đi điều trị, xem thường mức độ nguy hiểm của đại dịch. Vậy mục đích của việc sàn lọc, tìm F0 trong cộng đồng là gì? Đài truyền thanh huyện Trần Đề xin giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Thành Duy - Phó Bí thư huyện ủy, Phó Ban chỉ đạo Phòng, chống Covid - 19 huyện Trần Đề với tiêu đề: “Ý nghĩa của công tác xét nghiệm sàn lọc cộng đồng”

 “ Bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng”, “Gom F0 ra khỏi cộng đồng” hay “Bắt F0”… Mặc dù có cách hiểu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể hiểu các cụm từ trên đều hướng đến công tác xét nghiệm, sàn lọc cộng đồng nhằm tìm ra F0, từ đó có phương thức xử lý kịp thời nhằn hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, quản lý chặt chẻ các nguồn lây nhiễm, từng bước hướng đến mục tiêu kép “vừa kiểm soát dịch bệnh – vừa phát triển kinh tế, xã hội”.

Vậy mục đích của việc sàn lọc, tìm F0 trong cộng đồng là gì?

Thứ nhất, việc tìm ra F0 trong cộng đồng là để chăm sóc, điều trị kịp thời cho người bệnh. Theo nghiên cứu cho thấy, biến thể Delta khiến cho tỉ lệ bệnh nặng cao hơn 234%; tỉ lệ tử vong cũng cao hơn 132% so với chủng vius Corona năm 2020, đặc biệt người mắc covid 19 thường trở nặng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của bệnh, nhất là đối với những người có cơ địa béo phì, bệnh nền, bệnh mạn tính... Tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi chuyển nặng phải thở oxy, thậm chí tử vong trong thời gian ngắn. Một số trường hợp người đã nhiễm covid 19 nhưng lúc đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, cơ bản giống một số bệnh khác nên có thể chưa được nhận ra, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ sẽ diễn biến xấu và trôi qua “thời gian vàng” để điều trị hiệu quả; khi trở nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và để lại di chứng nặng nề hơn. Như vậy rõ ràng nếu phát hiện sớm F0 trong cộng đồng, điều cần làm đầu tiên là phải bóc tách ngay F0 để kịp thời điều trị, chăm sóc y tế để đảm bảo “Giờ vàng” trong điều trị bệnh nhân Covid19 theo khuyến cáo của Bộ y tế.

Thứ hai, kịp thời tầm soát tìm ra F0 cũng nhằm để hạn chế tối đa nguồn lây trong cộng đồng. Khác với biến chủng năm 2020, biến chủng Delta chiếm chủ đạo trong đợt dịch lần này với các đặc điểm: tăng 175% khả năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp so với chủng gốc, phát tán mầm bệnh ra môi trường nhanh. Bên cạnh đó, virus nhân lên rất nhanh, trong vòng 48h gia tăng lượng virus trong dịch đường hô hấp cao hơn 1.260 lần so với chủng cũ. Chu kỳ lây nhiễm cũng rất nhanh; trong 2-3 ngày có khả năng lây cho người khác, cá biệt nhiều trường hợp chỉ cần nhiễm 01 ngày đã có thể lây lan. Tần suất lây nhiễm của mỗi F0 có thể lây sang từ 5-10 người, trong khi chủng cũ tỉ lệ là 1F0 lây 2,2 người. Do vậy, với mục tiêu “Tốc độ truy vết, bóc tách F0 phải nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch”, công tác phòng chống dịch thành công khi và chỉ khi “thần tốc” tầm soát cộng đồng để nhanh chóng tìm ra các nguồn lây nhiễm, thực hiện đồng bộ các biện pháp “truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”.

Thứ ba, việc tầm soát cộng đồng cũng nhằm để thực hiện tốt các biện pháp an sinh xã hội. Dịch covid 19 bùng phát lần thứ 4 đã làm cho một bộ phận người dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là đối với người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn. Tình trạng mất việc làm, ở trong các khu phong tỏa, khu cách ly tập trung… đã khiến cho rất nhiều người mất đi thu nhập. Việc tầm soát cộng đồng cũng chính là để phát hiện những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, người đang cần sự giúp đỡ, từ đó địa phương có những giải pháp phân loại, huy động các nguồn lực để kịp thời tập trung chăm lo cho người dân, thực hiện tốt nhất phương châm “không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc”, góp phần giúp cho người dân cùng nhau vượt qua đại dịch.

Thứ tư, từ kết quả sàn lọc cộng đồng sẽ là cơ sở để đánh giá và tìm giải pháp cho phù hợp trong công tác phòng chống dịch. Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã đưa ra những biện pháp phòng, chống dịch áp dụng thống nhất trên toàn quốc; là một chiến lược ứng phó với dịch bệnh của Chính phủ trong tình hình mới được nhiều người dân và doanh nghiệp hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Từ Nghị quyết này, Ban chỉ đạo PC Covid-19 tỉnh Sóc Trăng đã ban hành 2 Quyết định quan trọng: Quyết định 2750 về quy định tạm thời các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh và Quyết định 2990 về việc phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Để có cơ sở xác định mức độ diễn biến của dịch bệnh, làm căn cứ xếp loại phân vùng quản lý ở từng địa phương, thì việc sàn lọc cộng đồng là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá nguy cơ dịch bệnh, để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp trong công tác phòng chống dịch là rất quan trọng.  

Thứ năm, việc sàn lọc bóc tách F0 trong cộng đồng nhằm đảm bảo thực hiện quyền lợi về chính sách bảo hiểm, chi phí chữa trị… của người bệnh, người thực hiện cách ly y tế. Hiện nay theo quy định chung, người bị nhiễm Covid 19 được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và được cấp miễn phí toàn bộ các vật dụng, nhu yếu phẩm và vật dụng cá nhân thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế. Đối với người phải cách ly y tế tập trung được miễn các chi phí xét nghiệm, khám sàn lọc, chi phí ăn uống và vật dụng thiết yếu hàng ngày trong thời gian cách ly (quy định với những đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn). Ngoài ra, trong trường hợp người bị nhiễm covid 19 là người lao động và phải ngưng việc thì sẽ được nhận ngưng việc theo quy định…v.v… Với các chính sách trên, công tác sàn lọc cộng đồng sẽ đảm bảo vừa bảo vệ được quyền lợi của người bệnh, người phải cách ly y tế vì Covid 19, vừa góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid 19.

Lấy mẫu xét nghiệm sàn lọc cộng đồng

Cuộc chiến với dịch Covid 19 là cuộc chiến tốn cả sức người và sức của, một căn bệnh đã được thế giới công nhận là đại dịch, lây lan rất nhanh và nếu để lây lan rộng ra cộng đồng sẽ rất khó kiểm soát… Huyện Trần Đề kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 09/7/2021 đến nay là đã gần 120 ngày, đó là khoảng thời gian huyện đã huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp đoàn kết chống “giặc Covid-19”. Khó mà đong đếm được hết vất vả, những mất mát và cả hy sinh khi có dịch bệnh… Chúng ta đều đã nhìn thấy được sự vất vả, gian nan của những nhân viên y tế, cán bộ tuyến đầu khi khoát lên người bộ đồ bảo hộ kín mít, nhịn đói, nhịn khát, ngày cũng như đêm làm công tác tầm soát cộng đồng, chỉ mong hoàn thành sớm nhiệm vụ. Chính vì vậy, mọi người nếu được yêu cầu đi xét nghiệm cộng đồng hãy hiểu rằng đây chính là quyền lợi được biết về tình trạng sức khỏe của chính mình. Thống kê có khoảng 80% người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng, do đó chỉ có lấy mẫu xét nghiệm Test nhanh kháng nguyên, xét nghiệm mẫu gộp hoặc mẫu đơn RT-PCR, là phương pháp tối ưu nhất để có thể phát hiện dịch bệnh trong cộng đồng hiện nay. “Không có cá nhân nào an toàn nếu môi trường sống xung quanh chưa an toàn”, bằng sự thấu cảm với nổi vất vả của lực lượng tuyến đầu, sự đồng thuận hợp tác của mỗi người dân trong việc tham gia khám sàn lọc nhằm tìm và bóc tách F0 trong cộng đồng, mới mong sớm đẩy lùi dịch bệnh, sớm thiết lập cuộc sống “Bình thường mới” trên quê hương Trần Đề nói riêng và cả nước nói chung.

Đồng chí Nguyễn Thành Duy - Phó Bí thư Huyện uỷ,

Phó BCĐ phòng, chống dịch bệnh Covid -19 huyện Trần Đề













No title... No title... No title... No title... No title... No title...
Video sự kiện
Trần Đề đổi thay sau 30 năm tái lặp tỉnh và 11 năm thành lặp huyện
  • Trần Đề đổi thay sau 30 năm tái lặp tỉnh và 11 năm thành lặp huyện (31/03/2022)
  • Trần Đề đảm bảo an dân trong tình hình dịch bệnh (13/09/2021)
  • Hội Nông dân xã Thạnh Thới An chung tay xây dựng Nông thôn mới (05/07/2021)
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 182
  • Trong tuần: 5 272
  • Tất cả: 1189269
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG
Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN TRẦN ĐỀ - TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: Ấp Đầu Giồng, Thị trấn Trần Đề, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: (0299) 3874 283. Fax: (0299) 3874 567 . 
Chịu trách nhiệm nội dung:
Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Trần Đề khi trích dẫn lại từ địa chỉ này